Trang:Nho giao 3.pdf/201

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

201
NHO-GIÁO


muôn sự mà vẫn không có tư tình. Cho nên cái học của người quân-tử không gì bằng cứ khuếch-nhiên thái-công, ngoại vật đến thì thuận mà ứng. Kinh Dịch nói rằng: « Trinh cát, hối vong, đồng đồng vãng lai, bằng tòng nhĩ tư 貞 吉,悔 亡,憧 憧 往 來, 朋 從 爾 思: Trinh cát, hối vong, đi đi lại lại vơ-vẩn, đều bởi bụng nghĩ của người mà sinh ra. » Nếu cứ chăm chăm mong trừ khỏi ngoại-dụ, thì sẽ thấy ngoại-dụ diệt được ở bên đông lại sinh ra ở bên tây. Không những là không có ngày giờ để trừ cho hết được ngoại-dụ, mà lại thấy cái manh mối vô cùng không thể nào trừ được. Cái tình của người ta, mỗi người bị yếm tế một cách, cho nên mới không tới được đến cái đạo. Phần nhiều là lỗi tại cái bụng tự-tư 自 私 và sự dụng-trí 用 智. Có bụng tự-tư, thì không thể lấy sự hữu vi 有 爲 để ưng tiếp với ngoại vật; có sự dụng-trí thì không thể lấy cái minh giác 明 覺 làm tự-nhiên. Thí-dụ như nay lấy cái tâm ghét ngoại vật mà soi vào cái chỗ không có ngoại vật, thì khác gì như quay lưng mặt gương lại mà muốn nó soi sáng vậy. Kinh Dịch nói rằng: « Vững ở đằng sau lưng mà không bó buộc thân mình, đi ở ngoài sân mà trước mặt hình như không thấy người »; Mạnh-tử nói rằng: « Sở ố những kẻ dùng trí, là vì những kẻ ấy xuyên-tạc vậy », cùng với cái lẽ cho ngoài là trái,