Trang:Nho giao 3.pdf/203

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

203
NHO-GIÁO


được tính và thiên-đạo, mà kính thì giữ được lúc nào cũng chuyên nhất. Ông lại sở đắc về cái học của Mạnh-tử chủ ở cái thuyết tính thiện và vụ lấy sự hành-vi cho hợp thiên-đạo. Ông cho là người ta cốt giữ cái tâm hư tĩnh để đối với vạn sự cứ trừng-nhiên có việc đến, thì làm mà không mong chóng có thành hiệu. Đó là theo cái ý câu: « Tất hữu sự yên, vật chính, tâm vật vong, vật trợ trưởng » của Mạnh-tử, để giữ cái tâm cho định. Cái học ấy cốt ở sự tự đắc, nghĩa là tự mình ý hội lấy, chứ không cần phải có an-bài bố-trí gì cả. Phàm những sự an-bài bố-trí là không phải tự đắc nữa. Bởi cái học ấy mà sau thành ra cái tâm-học của Lục Cửu-Uyên vậy.

TRÌNH DI

Trình Di 程 頤, tự là Chính-thúc 正 叔, hiệu là Y-xuyên 伊 川 (1033-1107). Trước cùng với anh là Trình Hạo theo học Chu Liêm-khê, sau vào học ở nhà Thái-học, Hồ-Viên thấy văn của ông, lấy làm lạ, cất lên làm học-chức. Đến đời vua Triết-tôn (1086-1099) ông làm chức giáo-thụ ở Quốc-tử-giám đất Tây-kinh, sau vào làm chức thuyết-thư ở Sùng-chính-điện. Ông dạy học rất nghiêm,