Trang:Nho giao 3.pdf/207

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

207
NHO-GIÁO


như cái tâm của thánh-nhân, yên lặng sáng suốt tự hồ mặt gương sáng, mặt nước lặng vậy.

Tình.— Người ta đã sinh ra mà biết, là có tính Có tính là có tình. Hỏi rằng sự hỉ nộ có phải ở ngoài mà phát ra không? — Rằng: cảm ở ngoài nhưng phát ở trong ra. — Sự hỉ nộ của tính có giống như cái sóng của nước không? — Rằng: Phải. Cứ phẳng lặng như mặt gương là cái tính của nước, đến khi gặp gió bụi nổi lên thì cuồn-cuộn có sóng. Nhưng không có nước sao có sóng, không có tính sao có tình. Vậy tình là sự động của tính.

Trung hòa, động tĩnh. — Sách Ngữ-lục chép Trình Y-xuyên cùng với Tô Bính 蘇 昞, tự là Quí-minh 季 明, vấn đáp về cái uẩn-áo của tính tình, cái cơ của sự động tĩnh và cái cốt yếu của sự hàm dưỡng tỉnh-sát, đại lược như sau này:

« Tô Quí-minh hỏi rằng: « Cái đạo trung cùng với cái trung lúc hỉ nộ ai lạc chưa phát ra, có phải là một không? » — Trình Y-xuyên đáp rằng: « Không phải. Khi hỉ nộ ai lạc chưa phát ra, ấy là nói cái nghĩa ở trong đạo trung. Chỉ có một chữ trung mà dùng ra khác nhau.