Trang:Nho giao 3.pdf/212

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

212
NHO-GIÁO


Y-xuyên: Xem việc thế nào đã: Nếu là đại sự như lúc đang tế-tự, thì vật gì đi qua không thấy, không nghe; nếu lúc vô sự thì mắt nên thấy, tai nên nghe.

Quí-minh: Đang lúc giữ lòng kính tuy có thấy có nghe, nhưng không có cái gì đi qua mà không lưu lại, có phải không?

Y-xuyên: Không nói rằng: « Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính » hay sao? Chữ vật 勿 là lời nói cấm chỉ, chứ nói chữ phất 弗 thì không được.

Quí-minh: Trong sách Tạp-thuyết lấy cái tâm của đứa trẻ là đã phát ra rồi, có phải không?

Y-xuyên: Đã phát ra, nhưng cách đạo chưa xa vậy.

Quí-minh: Bậc đại-nhân không mất cái tâm của đứa trẻ, là thế nào?

Y-xuyên: Lấy cái thuần nhất là gần đạo vậy.

Quí-minh: Cái tâm của đứa trẻ và cái tâm của thánh-nhân, thế nào?

Y-xuyên: Cái tâm của thánh-nhân như mặt gương, như nước đứng lặng. »

Trong bài vấn-đáp ấy, Trình Y-xuyên giải rõ nghĩa cái thể trung, cốt ở cái công hàm-dưỡng lúc bình nhật, khiến cho khi thất tình chưa phát ra, thì bao giờ cũng có cái thể trung. Có cái thể trung, thì đến khi thất tình