Trang:Nho giao 3.pdf/214

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

214
NHO-GIÁO


rằng cái tâm của người ta mà thường giữ được là ở sự kính; không kính thì không giữ được gì cả. Vậy kính là cốt để hàm-dưỡng. Nhưng một kính không, không đủ, phải có tập nghĩa 集 義 nữa mới được. Tập nghĩa là phải để tâm mà làm mọi việc cho hợp với nghĩa. Thí-dụ như muốn làm việc hiếu, không phải là chỉ biết sự hiếu mà thôi, cần phải thực-hành hết mọi việc về đạo hiếu, thì mới thật là hiếu. Việc để tâm vào chỗ thực-hành ấy cho hợp nghĩa, tức là tập nghĩa vậy.

Bởi có cái tập nghĩa ấy mới có cùng lý 窮 理. Ông cho là trong mỗi vật có một lý, vậy nên ta phải biết cho đến cùng cái lý. Cùng lý có nhiều mối: hoặc đọc sách, giảng rõ nghĩa lý; hoặc luận cổ kim nhân vật, phân rõ điều phải trái; hoặc ứng sự tiếp vật mà xử lấy chính đáng, đều là cùng lý cả. Ông nói rằng: « Sở vụ cái cùng-lý không phải là nói cùng hết cái lý của vạn vật trong thiên-hạ, cũng không phải là cùng được một cái lý là đến nơi. Chỉ cốt nay đến một việc, mai đến một việc, tích tập nhiều, thì rồi tự-nhiên có chỗ quán thông. »

Có cùng-lý mới cách-vật và trí-tri được. Ông cho cái trí của người ta có hai thứ. Một thứ là cái trí kiến-văn, một thứ là cái trí đức-tính. Cái trí kiến-văn thì do sự giao tiếp với