Trang:Nho giao 3.pdf/216

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

216
NHO-GIÁO


lầm. Cho nên nói rằng: « Học-giả để cái khí thắng hơn và cái tập-quán cướp mất, là chỉ trách ở cái chí. » Vậy không có hai điều ấy là không học được đạo của thánh hiền.

Sự học tập của họ Trình là lấy sách Đại-học, Luận-ngữ, Mạnh-tử, Trung-dung làm tiêu-chí để đạt đến sáu Kinh. Trình Y-xuyên nói rằng: « Đọc sách phải cùng-lý để trí-dụng. Nếu để cái tâm trệ ở chương cú là vô dụng, ấy là cái lo lớn của học-giả. » Cùng được cái lý ở trong sách, rồi đem ra mà thực-hành, ấy gọi là trí dụng 致 用. Nếu học mà chỉ bo-bo ở từng câu từng chữ, không suốt đến cái nghĩa lý cao xa, thì chỉ là cái học hư-văn mà thôi. Bởi vậy ông nói rằng: « Học-giả phải vụ thực, không cần cái cận danh. Có ý cầu cái cận danh, thì cái gốc lớn đã mất rồi, còn học cái gì nữa. Vị danh mà học là dở vậy. »

Xét ra, cái học của Trình Y-xuyên thì nghiêm chính, nhưng có nhiều điều câu-nệ, không được ung-dung khoan-hòa như cái học của Trình Minh-đạo. Muốn biết cái thái-độ của hai người là thế nào, thì xem những câu chuyện sau này là đủ rõ. Trình Minh-đạo thường nói rằng: « Ngày sau em ta có thể làm cho tôn cái đạo thầy, còn như tiếp dẫn kẻ hậu học, tùy tài mà thành-tựu cho người ta, thì ta không dám nhường. » Hậu nho có người chép rằng: « Minh-đạo và Y-