Trang:Nho giao 3.pdf/229

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

229
NHO-GIÁO


để phát-hành cái tâm ấy vậy. Lại nói: « Cầu phân đắc nhân », thì nhường nước mà trốn, can ngăn sự chinh phạt mà chịu chết đói, là làm cho không mất cái tâm ấy. Lại nói: « Sát thân thành nhân », thì muốn cái nhân hơn sự sống, ghét cái bất nhân hơn sự chết, là làm cho không hại cái tâm ấy. Cái tâm ấy là tâm gì? Ơ trời đất là cái tâm ương-nhiên sinh vật, ở người là cái tâm ôn-nhiên yêu người lợi vật, bao cả bốn đức, mà suốt cả bốn mối[1] vậy.

« Nhân là đầu bốn mối, mà trí thì có thể thành thủy thành chung, như nguyên là trên cả bốn đức. Song nguyên không sinh ra ở nguyên, mà sinh ra ở trinh. Bởi vì cái hóa của thiên địa không tụ hợp thì không phát-tán được. Nhân với trí giao-tế với nhau là cái cơ cái trục của vạn hóa. Cái lý ấy tuần-hoàn không cùng, cắn-khít không hở. Cho nên không có trinh thì không lấy gì làm nguyên vậy. »

Chu Hối-am lấy ý trong kinh Dịch mà giải nghĩa chữ nhân trong bốn đức: nhân, nghĩa, lễ, trí. Ông lại theo cái thuyết của Trình-tử mà nói rút cái đại yếu của đạo nhân là: « Nhân là cái tính của sự sinh, ái là cái tình của đạo nhân, hiếu đễ là cái dụng của đạo


  1. Bốn đức là: nhân, nghĩa, lễ trí; bốn mối là: trắc-ẩn, u-ố, từ-nhượng, thị-phi.