Trang:Nho giao 3.pdf/234

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

234
NHO-GIÁO


nào là không có lý. Nếu ta xét cho đến cùng được, thì tự việc lớn của vua tôi, cho đến việc nhỏ của sự vật, không có điều gì là không biết cái sở-dĩ-nhiên và cái sở-đương-nhiên của nó, mà không nghi ngờ chút gì, rồi cứ theo điều thiện, bỏ điều ác, mà không có cái lông cái tóc gì là hệ lụy. Ấy bởi thế mà sự học lấy cùng lý làm trước vậy. » Cái thuyết cùng lý của ông về sau thành ra một cái học rất thịnh và lại có cái ý cho mọi sự lý đã ở trong sách rồi, chỉ nên chú trọng về sự đọc sách. Ông nói rằng: « Luận cái lý của thiên-hạ, thì những điều yếu-diệu tinh-vi đều chính đáng cả, xưa nay không di dịch. Duy có thánh-nhân mới có thể biết hết được, mà những việc làm, lời nói, của thánh-nhân không có điều gì là không làm phép-tắc cho thiên-hạ và đời sau. Ai thuận theo là quân-tử mà cát, ai trái không theo là tiểu-nhân mà hung. Cái điển-tích rõ-ràng, cái hiệu-quả tất-nhiên, điều gì cũng đủ ở trong kinh huấn sử sách. Muốn cùng cái lý của thiên-hạ, mà không lấy đó mà tìm, thì chính là ngảnh mặt vào tường mà đứng vậy. Vì thế mà sự cùng lý phải bởi sự đọc sách vậy. » Ông tin rằng các lý tự-nhiên là thánh hiền đã nói cả trong sách, cho nên mới nói rằng: « Đọc sách để xem cái ý của thánh hiền. nhân cái ý của thánh-hiền để xem cái lý tự-nhiên. » Thành