Trang:Nho giao 3.pdf/235

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

235
NHO-GIÁO


thử hai chữ cùng-lý của ông chỉ chủ ở sự đọc sách vậy. Cái ý-kiến ấy có phần hẹp-hòi, là vì lý thì có vô cùng chi lý, mà sách thì chỉ bàn được những việc hữu-hạn; lấy cái hữu-hạn mà xét cái vô cùng, thì sao cho xiết được. Bởi cái tư-tưởng ấy cho nên cái học của ông về sau thành ra câu-thúc, không mở-mang ra được.

Đọc-sách.— Chu Hối-am lấy cái nghĩa cùng lý ấy mà bàn về việc đọc sách. Ông nói rằng: « Cái đạo của sự học, không gì trước sự cùng lý được. Cái cốt yếu của sự cùng-lý tất là ở sự đọc sách. Cái phép đọc sách không gì quí hơn là cứ tuần tự mà thấu tới chỗ tinh-vi, mà cái gốc sự thấu tới chỗ tinh-vi, thì lại ở sự kính mà trì thủ cái chí, » Đọc sách tức là phải học cho thuộc những điều mình đọc, cho nên ông nói rằng: « Xem sách trước hết phải đọc cho thuộc, khiến những lời trong sách đều như là tự ở miệng mình nói ra, rồi nghĩ cho kỹ, khiến các cái ý đều như là ở tâm mình mà ra, nhiên hậu mới có cái sở-đắc. Còn cái văn nghĩa mà có điều ngờ, mọi thuyết bối rối, thì cứ hư tâm tĩnh lự, chớ vội lấy hay bỏ. Trước hãy để thuyết nào riêng ra thuyết ấy, mà theo xem cái ý đi đến chỗ nào, để nghiệm sự thông sự tắc, như thế thì những điều nào rất không có nghĩa lý, không đợi xét ở thuyết