Trang:Nho giao 3.pdf/236

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

236
NHO-GIÁO


khác mà nó phải tự khuất. Sau lấy các thuyết mà xét xem cái lý sở an ở đâu để tìm cái phải cái trái, như thế thì những điều giống như là phải mà thật không phải, sẽ bị sự suy luận công-nhiên làm cho không đứng được. Đại-để, cứ đi thong-thả từng bước, ở chỗ tĩnh mà xem chỗ động, như đẽo cây gỗ cứng, phải trước đẽo chỗ dễ rồi sau đẽo chỗ khó, như gỡ cnộn dây rối, chỗ nào gỡ không được thì để thong-thả tìm cách mà gỡ. Ấy là phép đọc sách vậy.

« Đọc sách nên ưu du ngoạn vị, từ từ xem cái bản ý của thánh-hiền lập ngôn sở hướng là thế nào, nhiên hậu theo cái gần xa, sâu nông, nặng nhẹ. chầy kíp mà làm thuyết, như Mạnh-tử nói « dĩ ý nghịnh chí » ấy, thì ngõ hầu mới được. Nếu mà tự tiện lấy cái thuyết « tiên nhập » đâm ngang ra ở trong bụng, rồi đem lời nói của thánh hiền ép theo cái ý riêng của mình, giả sử cái nghĩa lý có thông, thì cũng là bị cái tư ý xuyên-tạc, huống chi lại có nhiều nghĩa lý khó-khăn lấp ngại, có điều mình không thể hiểu được hay sao! »

« Đọc sách mà không có điều nghi, thì nên khiến cho có điều nghi. Có nghi rồi mới không có nghi, đến phương ấy mới thật là tiến ».

Đại-khái, ông bảo sách gì cũng nên đọc, nhưng cốt nhất là phải đọc sách Đại-học để