Trang:Nho giao 3.pdf/238

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

238
NHO-GIÁO


Tồn dưỡng. — Cách tồn-dưỡng của người ta cốt ở cái gì? Chu Hối-am bảo cốt lấy tâm làm chủ-trương. Xem như thánh hiền thiên ngôn vạn ngữ, việc lớn việc nhỏ, không việc gì là không lấy sự kính làm gốc. Thu thập tinh-thần của mình ở sự kính, trước sau chuyên-nhất, thì rồi mới hiểu được đạo-lý. Kính là để giữ cái tâm tính, tức là có cái chủ tể nghiêm-trang ở trong, thì cái công-phu hàm-dưỡng mới có hiệu-quả. Người ta sở dĩ phải kính là: « Lúc tĩnh mà có cái tư ý đâm ngang ra, ấy là cái thông-hoạn của học-giả. Vậy nên phải lấy sự kính làm chủ mà xét cho kỹ cái mầm của tư ý thường bởi đâu mà sinh ra, rồi cứ chỗ hệ-trọng mà cố răn giữ, lâu thành ra thuần thục, thì tự khắc có kiến-hiệu. »

Ông sợ người ta chưa hiểu rõ nghĩa chữ kính, cho nên có chỗ ông lại nói: « Kính không phải là bảo nghỉ hết cả mọi sự tư-lự. Chỉ nên tùy sự mà chuyên-nhất. Cẩn thận lo sợ, không phóng dật, chứ không phải nhắm mắt ngồi im, tai không nghe, mắt không trông, không ứng tiếp sự vật gì cả, mới là Kính. Kính là chỉnh-tề, thu-liễm thân tâm không dám phóng túng. » Ông theo cái ý nghĩa ấy, cho nên thường hay dùng chữ tĩnh và chữ tĩnh tọa để nói sự tồn-dưỡng. Ông nói rằng: « Lấy thiên-lý mà xem, thì động không thể