Trang:Nho giao 3.pdf/249

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

249
NHO-GIÁO


III

TÂM-HỌC

LỤC CỬU-UYÊN

Cái học của Chu Hối-am thì thật là tinh-vi, nhưng phải điều câu-thúc quá, làm mất cái tư-tưởng tự-do của người ta. Ông tuy không hay nói đến Tuân-tử, nhưng vì ông theo cái thuyết biến hóa khí-chất của Trương Hoành-cừ và Trình Y-xuyên, cần phải lấy lễ nghĩa mà sửa tâm tính, thành ra cái học của ông với cái học của Tuân-tử có nhiều chỗ giống nhau. Học-giả ai đã hiểu rõ cái tinh-thần của Khổng-giáo thì biết là cái học ấy chưa thật phải là cái học của họ Khổng và họ Mạnh, cho nên ngay lúc ấy có người lại xướng lên cái thuyết tâm-học, lấy sự khải-phát cái bản tâm của người ta ra, để có thể ứng với sự biến của vạn vật. Người ấy là Lục Cửu-Uyên ở đất Giang-tây vậy.

Lục Cửu-Uyên 陸 九 淵, tự là Tử-tĩnh 子 靜, hiệu là Tồn-trai 存 齋 (1139-1192), người huyện Kim-khê, thuộc tỉnh Giang-tây.