Trang:Nho giao 3.pdf/26

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

26
NHO-GIÁO


Xem vậy, thì biết danh-tiết thật là cái kết-quả rất hay của bọn nho-học đời Đông-Hán. Nhờ có cái kết-quả ấy, cho nên mới định được dân chí, và giữ được cái phận vua tôi rất vững bền. Phạm Úy Tôn 范 蔚 宗 tức là Phạm Việp 范 曄, đời Nam-Tống (Nam Bắc Triều) làm bộ Hậu-hán-thư, nói ở thiên Nho-lâm-truyện-luận rằng: « Khoảng Linh-đế và Hoàn-đế nhà Đông-Hán, quân đạo nhiều điều xấu-xa. Kỷ-cương trong triều càng ngày càng hư-hỏng, cái nền nước vỡ-lở, từ kẻ trung-trí trở xuống chẳng ai là chẳng biết nước sắp mất, thế mà những người bầy tôi quyền cường vẫn phải bỏ cái mưu làm sự thoán-đoạt, bậc hào-tuấn chịu khuất giữ cái nghĩa làm kẻ bỉ-sinh ». Ông lại nói ở thiên Tá hùng-truyện-luận rằng: « Sở dĩ nghiêng mà chưa đổ, lún mà không nát, há lại không phải là cái tâm lực của nhân-nhân quân-tử hay sao? » Đó thật là nhờ cái kết-quả về cái học trọng danh-tiết vậy.

Từ đời Hán về sau cho đến hiện thời, kể hàng hai nghìn năm nay, người Tàu vẫn lấy cái học ấy làm trung-tâm điểm cho sự giáo-dục của quốc-dân. Khi cái nghĩa lý đã thấm-thía vào lòng người ta, những người có học-hạnh thường phải bỏ mình ở trong cái phạm-vi danh-giáo. Ấy là cái học của Nho-giáo đời Hán, dẫu không hoàn-toàn thực-hành được