Trang:Nho giao 3.pdf/260

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

260
NHO-GIÁO


đạo là cái ấy. Cổ-nhân tự đắc cái ấy, cho nên có cái chân thực, nói lý là thực lý. nói sự là thực sự, đức là thực đức, hạnh là thực hạnh. »

Cái tâm của người ta rất thiêng-liêng, cái lý rất sáng suốt: « Nhân tâm chí linh, thử lý chí minh 人 心 至 靈,此 理 至 明 ». Tâm vô thanh, vô khứu, mà chủ-tể cả mọi việc, bắt ta phải theo nghĩa lý, làm nhân nghĩa. Nhờ có tâm mà ta có tự-do, có quyền quyết-đoán, mà tư-tưởng, mà hành động. Tâm thiêng-liêng và sáng-suốt như thế, cho nên Lục Tượng-sơn thường tán-thán rằng: « Kỳ tha thể tận hữu hình, duy tâm vô hình, nhiên hà cố năng nhiếp chế nhân như thử chi thậm! 其 他 體 盡 有 形,惟 心 無 形,然 何 故 能 攝 制 人 如 此 之 甚!Cái thể khác hết thảy đều có hình, duy cái tâm không có hình, mà cớ sao nhiếp chế được người đến rất mực như vậy! »

Cái tâm của người ta là duy nhất. Đạo tâm, nhân-tâm. cũng chỉ là một mà thôi, mà thiên-lý và nhân-dục cũng là ở trong một cái tâm cả. Lục Tượng-sơn cho câu: « Nhân sinh nhi tĩnh, thiên chi tính giã, cảm ư vật nhi động, tính chi dục giã » nói ở thiên Nhạc-ký trong sách Lễ-ký là căn-bản ở Lão-học, chứ không phải là lời chí-luận. Nếu chuyên nói tính là thiên-tính, thì động không phải là thiên-tính hay sao? Đã là phải, thì động cũng phải, tĩnh cũng phải, há lại phải phân ra thiên-lý