Trang:Nho giao 3.pdf/275

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

275
NHO-GIÁO


Lục Thoa-sơn bẻ mấy chữ « Vô-cực nhi Thái-cực » của Chu Liêm-khê, viết ở Thái-cực đồ thuyết, là không đúng cái tôn-chỉ của Nho-giáo. Chu Hối-am viết thư biện bác điều ấy. Lục Tượng-sơn cho Thoa-sơn nói phải, và đáp lại rằng: « Theo nghĩa chữ cực trong chữ hoàng-cực ở thiên Hồng-phạm, thì chữ cực 極 là trung 中; như vậy, mấy chữ « Vô-cực nhi Thái-cực » nghĩa là: « Không có trung rồi mới có trung », thành ra có « vô » rồi mới có « hữu ». Đó là cái tôn-chỉ của Lão-học, chứ không phải là tôn-chỉ của Nho-học ». Ông nghi là câu « Vô-cực nhi Thái-cực » không phải của Chu Liêm-khê viết ra, hoặc viết lúc cái học chưa thành-lập, và chê Hối-am không thấy rõ chỗ ấy. Xét ra, câu « Vô-cực nhi Thái-cực » là chỗ uyên-thâm trong cái học của Chu Liêm-khê, thế mà Lục Tượng-sơn lại nghi là lầm và cứ cố-chấp cái ý-kiến của mình, cho nên thành ra hai bên tranh luận mãi.

Chu Hối-am thì cho chữ « vô-cực » là không có phương-sở, không có hình-trạng. Theo cái nghĩa ấy, thì câu: « Vô-cực nhi Thái-cực » nói cái ý rằng: Thái-cực không có hình mà làm khu-nữu căn-để của vạn vật, Nói như thế là tỏ ra rằng Thái-cực là cái đại khu-nữu, đại căn-để, cũng như nói: Cái thể của lý ấy vô thanh khứu, vô phương-sở, mà vẫn là Thái-cực. Vậy thì « Vô-cực » và « Thái-cực » vẫn là