Trang:Nho giao 3.pdf/281

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

281
NHO-GIÁO


Trắc-ẩn là cái mối của nhân, tu-ố là cái mối của nghĩa, từ-nhượng là cái mối của lễ, thị-phi là cái mối của trí, ấy là bản tâm. » — Từ-hồ nói: « Giản lúc trẻ đã hiểu được điều đó rồi, nhưng vẫn không hiểu thế nào là bản tâm. » Sau hỏi mấy lần nữa, Tượng-sơn cứ nói như trước. Từ-hồ vẫn không hiểu. Bỗng có người bán quạt vào kiện ở huyện. Từ-hồ lấy lẽ phải trái phân giải xong rồi, lại hỏi Tượng-sơn thế nào là bản tâm. Tượng-sơn nói: « Vừa rồi nghe xử việc người bán quạt, cái phải thì biết là phải, cái trái thì biết là trái, ấy tức là cái bản tâm của Kính-trọng đó.» Từ-hồ hốt-nhiên tỉnh ngộ, làm lễ xin làm đệ-tử. Sau Từ-hồ thường nói với người ta rằng: « Giản hỏi cái bản tâm, Lục tiên-sinh lấy việc phải trái của người bán quạt mà đáp lại. Giản hốt-nhiên hiểu cái tâm không có đầu có cuối, không có chỗ nào là tâm ấy không suốt. »

Dương Từ-hồ có làm ra hai quyển sách gọi là Kỷ-dịch 己 易 và Khải-tế 啓 蔽. Trong quyển Kỷ-dịch ông giải rõ nghĩa câu: « Vũ-trụ tiện thị ngô tâm » của Lục Tượng-sơn. Ông nói rằng: « Vũ-trụ không ngoài được cái tâm của ta, cho nên sự biến-hóa của những hiện-tượng ở trong vũ-trụ cũng là sự biến-hóa của tâm ta vậy. Vậy thì Dịch là mình ta, chứ không phải là cái gì khác. Lấy Dịch làm quyển sách, không lấy Dịch làm