Trang:Nho giao 3.pdf/282

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

282
NHO-GIÁO


thân mình là không phải; lấy Dịch làm sự biến-hóa, không lấy Dịch làm sự biến-hóa của mình là không phải, Trời đất là trời đất của ta, biến-hóa là biến-hóa của ta, chứ không phải là vật nào khác.

« Cái tính của ta là trừng-nhiên thanh-minh mà không phải là vật, động-nhiên không có bờ mà không phải là lượng. Trời là cái tượng của tính ta, đất là cái hình ở trong tính ta, cho nên nói rằng: Ở trời thành tượng, ở đất thành hình, đều ở sự ta làm ra cả. Hỗn hợp không có trong ngoài, quán thông không có khác loài giống.

« Cái tâm của trời đất quả có thể thấy được không? quả không thể thấy được không? quả động không? quả chưa động không? Chỉ tại chưa xét đó mà thôi. Nó giống như động mà chưa tầng dời đi, giống như biến mà chưa tầng thay đổi. Không đổi, không dời, gọi là tịch-nhiên bất động là phải, gọi là vô tư vô lự là phải, gọi là không nhanh mà mau, không đi mà đến là phải. Ấy là cái chí động của thiên-hạ, cái chí u-thâm của thiên-hạ vậy.

« Ta chưa thấy trời, đất, người là ba vậy. Ba là hình, một là tính vậy. Nói rằng đạo, lại nói rằng Dịch, danh hiệu khác nhau mà cái thực thì là một thể vậy, »

Lục Tượng-sơn chỉ lấy chữ vũ-trụ mà khải ngộ các học-giả, chứ không nói rõ vũ-trụ với