Trang:Nho giao 3.pdf/284

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

284
NHO-GIÁO


hình-nhi-thượng học và một phần là hình-nhi-hạ học. Phần hình-nhi-thượng học bàn về mặt thuần túy triết-học, xét rõ cái thể và cái dụng của thiên-lý ở trong vũ-trụ. Về phần này, Tống-nho tuy cũng có hấp-thụ cái ảnh-hưởng của Lão-học và Phật-học, nhưng đại-để là thấy rõ cái đạo của thánh hiền hơn Hán-nho và Đường-nho. Phần hình-nhi-hạ học bàn về mặt đạo-đức thiết-thực, thì cái học của Chu Liêm khê, Trình Minh-đạo và Lục Tượng-sơn có cái thái-độ ung-dung ôn-hòa gần với cái học của Khổng Mạnh. Song các học-giả về sau lại theo cái học của Trương Hoành-cừ, Trình Y-xuyên và Chu Hối-am, cho cái học của những nhà này là phần trung-kiên của Nho-giáo. Cái học này thiên về mặt cư-kính, thượng-lễ và cùng-lý, thành ra một cái học rất chi-ly, hay câu-nệ những tiểu tiết vụn vặt, trái với cái tôn-chỉ khoan-dung hoằng-đại của Khổng-giáo. Cái học ấy đến đời Minh, đời Thanh hãy còn thịnh, gây ra cái lưu-tệ đến bây giờ ta còn trông thấy. Đó là điều sai lầm rất lớn về cái học thực-hành của phái Lạc, phái Mân vậy.

Song xét kỹ ra, dẫu phái lý-học nhà Tống có điều lầm lỗi mặc lòng, phái ấy có công phát-minh được cái phần cao-siêu của Nho-giáo, mài dũa cái danh tiết, cho nên trong đời