Trang:Nho giao 3.pdf/31

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

31
NHO-GIÁO


« Tôi xem quãng trời đất và người quan-hệ với nhau rất đáng sợ vậy. Khi quốc-gia sắp bị hư-hỏng về sự mất đạo. Trời đem tai-biến để trách bảo. Đã trách bảo mà người không biết tự xét, Trời lại đem quái-dị để làm cho sợ hãi. Thế mà người vẫn không biết đổi, thì sự bại vong mới đến. Lấy đó mà xem, thì thấy rõ lòng Trời đối với đấng quân-nhân vẫn có lòng nhân-ái, mà muốn trước ngăn sự loạn vậy. Trừ ra những đời rất vô-đạo, còn thì lòng Trời đều muốn phù-trì mà an-toàn cho cả. Cái việc của người ứng lại với lòng Trời, cốt ở hai chữ « cường miễn » mà thôi. Cường là mạnh-mẽ; miễn là cố gắng. Cường miễn về sự học-vấn thì nghe và thấy rộng, mà biết càng sáng; cường miễn về sự hành-đạo, thì được tiến thêm mà thành công to, ấy đều có thể kéo lại những cái sắp mất, noi đến được những chỗ chưa đến, mà có thành-hiệu lập-tức vậy. Đạo là cái đường theo đó mà thích-hợp với sự trị vậy; nhân nghĩa lễ nhạc đều là cái khí-cụ sẵn của sự trị vậy. Cho nên đấng thánh-vương đã mất, mà con cháu được an-ninh lâu dài đến vài trăm năm, đều là cái công của lễ nhạc giáo hóa vậy. Đạo nhà Chu suy ở đời vua U vua Lệ, không phải là đạo mất, chỉ vì vua U vua Lệ không biết theo đạo vậy. Đến đời vua Tuyên-vương nhớ đến công-đức tiên-vương đời