Trang:Nho giao 3.pdf/34

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

34
NHO-GIÁO


bằng nhân, mài dũa dân bằng nghĩa, tiết-chế dân bằng lễ, cho nên hình-phạt rất nhẹ mà không ai phạm phép, là vì giáo-hóa lưu-hành, mà phong-tục tốt vậy. Khi bậc thánh-vương nối sau đời loạn, thì quét sạch những dấu cũ mà bỏ đi hết cả, rồi sửa-sang giáo-hóa mà làm cho tôn-sùng hưng-khởi thêm lên, ví như đàn cầm đàn sắt không kêu thì phải tháo ra mà lên dây lại mới có thể gảy được, làm việc chính-trị mà gặp phải cái chính-trị không thể thi-hành được, thì phải đổi đi mà sửa lại mới có thể trị được. Đời xưa có câu rằng: « Đến vực mà khen cá, thì không bằng trở về mà kết lưới ». Nay đến việc chính mà muốn cho trị, thì không bằng lui mà đổi lại giáo-hóa. Giáo-hóa đổi thì có thể thiện-trị. Thiện-trị thì tai hại mỗi ngày một lui, phúc lộc mỗi ngày một đến, cho nên được chịu phúc của Trời mà đức khắp cả quần-sinh vậy ».

Vũ-đế xem bài đối sách ấy rồi, ra bài sách khác. Đổng trọng Thư làm bài thứ hai, đại lược nói rằng:

« Tôi nghe: thánh-vương trị thiên-hạ, người nhỏ thì cho luyện-tập sự học, người lớn thì tùy tài mà dùng, tước lộc để nuôi kẻ có đức, hình phạt để răn kẻ ác, cho nên dân hiểu lễ nghĩa, mà lấy sự phạm-thượng làm xấu hổ. Nay bệ-hạ gồm có cả thiên-hạ, trong