Trang:Nho giao 3.pdf/38

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

38
NHO-GIÁO


« Tôi lại nghe: góp ít thành nhiều, chứa nhỏ nên lớn, cho nên thánh-nhân đều theo từ cái tối đến cái sáng, từ cái mờ đến cái rõ. Lời nói bởi mình nói ra, không thể dấu được; việc làm bởi mình làm ra, không thể che được. Ngôn hành quan-hệ một phần lớn ở trong việc trị, người quân-tử có thể lấy ngôn hành mà làm chuyển-động cả trời đất vậy. Cho nên góp hết cái nhỏ là lớn, cẩn-thận chỗ vi-tế là rõ-rệt; chứa cái thiện ở thân, cũng như người mỗi ngày một lớn dần mà không biết; chứa cái ác ở thân, cũng như lửa đốt hao dầu mà không trông thấy. Vì thế mà nhà Đường nhà Ngu sở dĩ được lệnh-danh, vua Kiệt vua Trụ sở dĩ làm cho người ta run sợ vậy. Phàm cái gì có thể làm cho người ta vui mà không loạn, theo mãi mà không chán, gọi là đạo. Đã gọi là đạo thì muôn đời không bao giờ có tệ, khi nào có tệ, là sai với đạo vậy. Đạo của Tam-Vương tổ-thuật không giống nhau, không phải là trái nhau, vì là cứu dật phù suy, gặp phải cuộc biến xui nên như vậy. Cho nên vương-giả có cái danh là cải-chế, mà không có cái thực là biến đạo. Nhà Hạ chuộng trung, nhà Ân chuộng kính, nhà Chu chuộng văn, vì cách chửng-cứu của đời nọ nối đời kia phải dùng thế mới được. Cái gốc lớn của đạo là ở Trời mà ra, Trời không đổi thì đạo cũng