Trang:Nho giao 3.pdf/46

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

46
NHO-GIÁO


mất cả, thì dân hóa ra như đàn hươu nai, cha không khiến được con, vua không khiến được tôi, dẫu có thành-quách cũng như không vậy... Bởi thế bậc minh-chủ hiền-quân phải lập giao-tự để thờ Trời và tổ-tiên, làm cho rõ việc hiếu đễ, ấy là phụng thờ thiên bản; cầm cày cày ruộng, hái dâu nuôi tằm, nhặt cỏ bón lúa, mở mang ruộng đất để cho đủ đồ ăn mặc, ấy là phụng thờ địa bản; lập nhà tích-ung và nhà tường nhà tự, sửa việc hiếu đễ kính nhượng, làm cho sáng sự giáo-hóa, lấy lễ nhạc mà cảm nhân chúng, ấy là phụng thờ nhân bản » (Lập-nguyên-thần, XIX). Những điều ấy có ý nghĩa rất sâu xa, quan-hệ đến việc chính-trị rất mật-thiết, cho nên vương-giả không dám bỏ trễ vậy.

Tính tình và tâm. — Bởi chưng phải phụng thờ nhân bản, cho nên việc trị cần phải chú trọng sự giáo-hóa. Tại sao có sự giáo-hóa? Tại cái tính của người phải có giáo-hóa mới thiện được. Đổng trọng Thư cho Mạnh-tử nói tính thiện là lầm, vì hiểu cái danh không đúng. Ông nói rằng « Cái danh do cái thực mà sinh ra, không phải cái thực, thì không thể lấy làm danh được. Danh là cái của thánh-nhân lấy để gọi cho chúng cái thực của vật. Cái danh để mà nói là có cái thực ở đó. Cho nên các điều lờ-mờ mà đem trở lại cho