Trang:Nho giao 3.pdf/47

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

47
NHO-GIÁO


đúng cái thực, thì cái lờ-mờ lại thành ra sáng rõ. Muốn xét cái cong cái thẳng, thì không gì bằng dùng cái dây; muốn xét cái phải, cái trái, thì không gì bằng dùng cái danh. Lấy cái danh để xét phải trái, cũng như lấy dây mà xét thẳng cong vậy. Xét cái danh cái thực, xem sự hợp sự ly thì biết việc phải việc trái không thể hàm-hồ được. Đời nay không hiểu rõ cái tính, cho nên mỗi người nói một khác. Sao không thử đem cái danh mà so với cái tính... Cái tư-chất tự-nhiên của sự sinh, gọi là tính. Vậy tính là chất. Xét cái chất của tính với cái danh của tính xem có đúng không? Nếu đã không đúng, mà lại còn bảo cái chất là thiện, là tại sao? Cái danh của tính không lìa được cái chất, lìa được cái chất không phải là tính nữa... Cái để sửa các cái ác ở trong, khiến nó không phát ra ngoài, là cái tâm. Cho nên cái tâm mà thành danh là ở sự sửa vậy. Nếu người ta chịu cái khí, mà không có điều ác, thì cái tâm còn có sửa cái gì nữa?... Ta lấy cái danh của tâm, để được cái thành-thực của người. Cái thành-thực của người có cái tham và cái nhân. Hai cái khí tham và nhân ở thân. Cái danh chữ thân 身 lấy ở chữ thiên[1]. Thiên có khí âm khí dương, thân có tính tham tính nhân. Thiên có cái cấm ở âm


  1. Chữ thiên và chữ thân, người Tàu đọc hơi giống nhau.