Trang:Nho giao 3.pdf/48

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

48
NHO-GIÁO


dương, mà thân có sự sửa ở tình dục. Sửa và cấm đều là một đạo vậy. Cấm sự hành-động của âm, không được phạm vào mùa xuân, mùa hạ, cái sáng của mặt trăng thường phải lúc khuyết lúc tròn, đó là cái cấm của Trời như thế, sao cái thân lại không bớt cái dục mà khiến cái tình, để ứng với Trời? Cái gì Trời cấm thì thân cấm, cho nên nói rằng: Thân cũng như thiên. Cấm cái Trời cấm, không phải là cấm Trời vậy. Như thế thì biết rằng cái thiên-tính không có sự giáo-huấn, thì không sửa được. Xét cái thực để làm danh, thì trong khi không có giáo-huấn, cái tính cớ sao được thế, nghĩa là cớ sao gọi là thiện được? Cho nên tính ví như cây lúa, thiện ví như hột gạo. Hột gạo ở trong cây lúa, mà cây lúa vẫn chưa toàn là hột gạo. Thiện ở trong cái tính, mà tính chưa toàn là thiện. Thiện và gạo là của người nối Trời mà thành ra ở ngoài, chứ không phải ở trong cái của Trời làm ra. Cái của Trời làm ra có chỗ đến mà thôi. Cái thôi ở trong, gọi là thiên tính, cái thôi ở ngoài, gọi là nhân sự... Nay cái tính của vạn dân có cái chất mà chưa có cái biết rõ, ví như mắt nhắm tối mờ, chờ tỉnh ra rồi có dạy thì sau mới thiện. Còn lúc chưa tỉnh, thì không thể gọi là thiện được. So với mắt lúc nhắm mờ-mịt và lúc tỉnh biết, cùng là một lệ. Ta tĩnh tâm và