Trang:Nho giao 3.pdf/49

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

49
NHO-GIÁO


thong-thả mà xét, thì hiểu rõ điều đó. Tính và lúc nhắm mắt là việc Trời làm vậy. Bắt-chước việc Trời làm, mà khởi cái danh-hiệu lên, cho nên gọi là dân. Chữ dân[1] nói cho phải nghĩa cũng như chữ minh 瞑. Theo cái danh-hiệu mà vào đến lý, thì rõ được nghĩa. Ấy việc chính danh-hiệu là ở trời đất. Cái mà trời đất sinh ra gọi là tính tình. Tính tình cùng với minh là một. Tính cũng là tình. Bảo tính đã thiện, cái tình thì sao? Cho nên thánh-nhân không nói tính thiện, sợ vướng cái danh vậy. Cái thân có tính tình cũng giống như trời có âm dương vậy. Nói cái chất của người mà không có cái tình, cũng như nói khí dương của Trời mà không có khí âm vậy. Luận cho đến cùng, thì không lúc nào chịu là phải vậy. Đặt danh cho tính thì không lấy cái trên, không lấy cái dưới, lấy cái giữa mà đặt danh. Tính như con kén, như cái trứng. Trứng đợi ấp rồi mới nở ra con, kén đợi ươm rồi mới thành tơ, tính đợi dạy rồi mới thiện, thế gọi là chân-thiên 真 天. Trời sinh ra dân, cho cái tính có thiện chất mà chưa có thể thiện được, rồi vì dân mà lập ra vua để làm cho thiện, ấy là ý Trời vậy. Dân chịu cái tính chưa thiện của Trời


  1. Chữ dân tiếng Tàu goimîn.