Trang:Nho giao 3.pdf/52

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

52
NHO-GIÁO


cho nên nói bản-tính đã thiện. Ta so lên với điều của thánh-nhân cho là thiện, cho nên nói tính chưa thiện. Cái thiện cao hơn cái tính, thánh-nhân cao hơn cái thiện. Sách Xuân-thu cho cái nguyên 元 là lớn, cho nên cẩn-thận ở sự chính-danh. Danh không phải là khởi đầu, thì làm thế nào bảo là chưa thiện hay đã thiện được » (Thân-sát danh-hiệu, XXXV).

Đổng trọng Thư lại nói rằng: « Cái tính của thánh-nhân, không dám gọi là tính, cái tính của cái đấu cái sọt cũng không gọi là tính được. Tính là nói cái tính của hạng trung-dân... Cái tính ấy phải đợi có giáo-huấn rồi dần dần mới thiện được. Vậy thiện là do sự giáo-huấn mà thành ra, chứ không phải tự cái chất-phác mà đến được... Tính là cái phác-thực của thiện-chất, thiện là sự hóa của vương-giáo. Không có cái chất phác thì vương-giáo không hóa được, không có vương-giáo thì cái chất phác không thể hiện ra được... Bởi cái danh không chính, cho nên không chịu vậy » (Thực-tính, XXXVI).

Nhân nghĩa. — Đổng trọng Thư lấy danh thực mà bác cái thuyết của Mạnh-tử, không nhận tính của người là thiện, và ông lại cho ý Trời sinh người ra phú cho cái chất để làm điều thiện, bởi vậy mới sinh ra thánh-