Trang:Nho giao 3.pdf/53

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

53
NHO-GIÁO


nhân để theo ý Trời mà dạy người những điều nhân nghĩa. Ông viện cái nghĩa trong sách Xuân-thu mà nói rằng: « Thiên chi vi nhân tính mệnh, sử hành nhân nghĩa nhi tu khả sỉ, phi nhược điểu thú nhiên, cẩu vi sinh, cẩu vi lợi nhi dĩ 天 之 爲 人 性 命,使 行 仁 義 而 羞 可 恥,非 若 鳥 獸 然,苟 爲 生,苟 爲 利 而 已: Trời làm ra cái tính mệnh của người, khiến làm điều nhân nghĩa, mà biết thẹn điều đáng thẹn, không phải như giống chim muông, cẩu-thả cầu lấy sống, cẩu-thả cầu lấy lợi mà thôi » (Trúc-lâm, III).

Nhân và nghĩa là thế nào? Đổng trọng Thư sở cứ vào cái nghĩa trong sách Xuân-thu và theo cái gốc nguyên thủy của chữ nhân 仁 và chữ nghĩa 義 mà bàn, cho nên ông nói rằng: « Cái trị của sách Xuân-thu là người với ta vậy. Cái mà để trị người với ta là nhân và nghĩa. Lấy nhân mà yêu người, lấy nghĩa mà chính mình ta. Cho nên chữ nhân mà thành tiếng nói là người vậy, chữ nghĩa mà thành tiếng nói là ta vậy... Mọi người không xét, bèn phản lại, lấy nhân làm sự khoan-khoái, lấy nghĩa mà xử với người, làm lầm cái chỗ, mà trái cái lý, như thế mà không loạn là có ít vậy. Bởi thế lấy sách Xuân thu làm khuôn phép cho nhân nghĩa. Cái khuôn phép của chữ nhân là ở sự yêu