Trang:Nho giao 3.pdf/61

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

61
NHO-GIÁO


hoàng-môn-lang, rồi sau lại làm chức đại-phu trong khi Vương Mãng làm vua.

Lúc đầu ông tập văn-học và ngôn-ngữ, đến khi tuổi đã già, ông chuyên trị triết-học, làm ra sách Thái-huyền 太 玄 để diễn cái nghĩa hình-nhi-thượng-học, và sách Pháp-ngôn 法 言 để nói cái nghĩa hình-nhi-hạ-học. Nhưng vì cách lập-ngôn của ông có ý cầu-kỳ, không được tự-nhiên, cho nên văn của ông rất khó hiểu. Cũng bởi thế mà nhiều người không phục, cho là ông muốn lập dị. Song xét kỹ cái học của ông, thì thật có phần rất uyên-thâm, tưởng trong đời Hán không ai hơn được vậy.

Thái-huyền. — Những nhà bàn đến sách Thái-huyền đều nói rằng Dương Hùng theo kinh Dịch làm sách ấy. Nhưng xét ra thì không những là ông theo một kinh Dịch mà thôi, ông lại còn tham chước cả với sách Đạo-đức-kinh của Lão-tử nữa. Nguyên chữ huyền là chữ của Lão-tử thường nói ở Đạo-đức-kinh, và ở chương 42, quyển hạ, có câu rằng: « Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật 道 生 一,一 生 二,二 生 三,三 生 萬 物 ». Dương-Hùng mới nhân chữ huyền của Lão-tử mà đặt tên sách của mình, và lấy số một, hai, ba, làm gốc cho sự biến-hóa của trời đất. Bởi