Trang:Nho giao 3.pdf/65

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

65
NHO-GIÁO


Hùng giải rõ cái bản tính của Hnyền ở mục Huyền-lý, quyển Thái-huyền thứ VII, rằng: « Đạo huyền là đạo mở ra muôn loài ở trong chỗ u-vi mà không ai biết được rõ hình trạng: Nhào nặn cái hư-vô mà đặt ra khuôn, mở rõ cái thần-minh mà định ra bằng cứ, thông đồng cổ kim để mở các loài, xếp đặt âm dương mà phát ra thành khí. Một chia một hợp, trời đất đủ vậy. Trời và mặt-trời đi quanh, cương nhu tiếp nhau. Trời và mặt-trời đi rồi quay về chỗ cũ, chung thủy định vậy. Một sống một chết tính mệnh rõ vậy.

« Ngửng xem tượng trời, cúi xem tình vật, xét tính biết mệnh, tìm được lúc đầu, thì thấy lúc cuối. Ba nghi (trời, đất và người) cùng theo một đường, dày mỏng sát với nhau. Cái gì tròn thì lăn-lộn, cái gì vuông thì đứng chịt, cái gì thổi thì lưu thông, cái gì ngậm thì đông dắn, cho nên đóng khắp trong vòng trời gọi là 宇, mở khắp cả gọi là trụ 宙.

« Mặt-trời, mặt-trăng đi lại, một rét một nóng. Luật[1] để mở muôn vật, lịch để biên thời-tiết. Đạo luật và lịch giao với nhau,


  1. Luật là mười-hai luật: Hoàng-chung 黃 鐘, Thái-thốc 太 簇, Cô-tẩy 姑 洗, Di-tân 蕤 賓, Di-tắc 夷 則, Vô-dịch 無 射, là sáu luật dương. Đại-lữ 大 呂, Giáp-chung 夾 鐘, Trung-lữ 中 呂, Lâm-chung 林 鐘, Nam-lữ 南 呂, Ứng-chung 應 鐘, là sáu luật âm.