Trang:Nho giao 3.pdf/67

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

67
NHO-GIÁO


hành-vi, và bớt những cái đã thành-lập. Cho nên tính từng khắc, từng giờ, so với bóng mặt-trời, xoay cái thứ-tự của bốn mùa, chuyển đạo của trời đất, làm rõ cái hình không trông thấy được, rút cái đầu mối không rút được, để cùng liền với muôn loài vậy. Khi lên treo trên trời, khi xuống chìm đáy vực, nhỏ lọt vào khe thật bé, rộng bọc hết cả bờ cõi. Đạo huyền chơi ở chỗ mờ mịt mà múc cái đầy, còn cái còn, mất cái mất, mờ cái mờ, sáng cái sáng, đầu cái đầu, cuối cái cuối. Cái gì gần đạo huyền, thì huyền cũng gần, cái gì xa đạo huyền, thì huyền cũng xa. Ví như trời mờ mờ vậy, đông tây nam bắc mặt nào ngửng lên cũng thấy, cúi xuống thì không thấy gì cả. Trời có xa người đâu, tự người xa Trời vậy. Tiết đông-chí nửa đêm về sau là cái tượng gần đạo huyền: tiến mà chưa đến chỗ cực, đi mà chưa đến chỗ đến, hư-không mà chưa đầy, cho nên gọi là gần đạo huyền. Tiết hạ-chí nửa trưa về sau là cái tượng xa đạo huyền: tiến đến chỗ cực mà lui, đi đến chỗ cùng mà trở lại, đã đầy mà vơi đi, cho nên gọi là xa đạo huyền vậy...».

Dương Hùng theo Dịch-học lấy sự tiêu trưởng âm dương mà nói lịch-lý để phân-biệt thời tiết và xem sự cát hung. Ông lại có ý đem cái đạo huyền-diệu siêu-việt của Lão-