Trang:Nho giao 3.pdf/68

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

68
NHO-GIÁO


học và Dịch-học hợp làm một để gây ra cái mối triết-học của Nho-giáo. Xem những lời ông nói ở trên, thật đáng để cho học-giả phải ngẫm-nghĩ đến chỗ sâu xa. Song chỉ vì ông dùng những văn-từ rất khó-hiểu, thành thử không mấy người xem mà biết hết các ý nghĩa. Bởi vậy có nhiều người chê ông về sự làm sách Thái-huyền.

Có lẽ ông muốn rằng: nói việc khó thì phải dùng cách rất khó, để ai thật có tư-cách học được hãy học, mà không thì thôi, hơn là để những người tầm-thường học không hiểu, lại thêm điều hại. Đó là một ý-kiến ta nên biết. Song thiết tưởng rằng điều gì đã huyền-bí, thì huyền-bí hẳn, mà điều gì đã nói ra, thì cần phải cho sáng rõ, mới có thể chỉ-dẫn được người ta. Cũng vì sự khó hiểu mà sách Thái-huyền bỏ không ai dùng.

Giải-trào. — Khi sách Thái-huyền làm xong rồi, bọn học-giả có nhiều người chê cười. Dương Hùng bèn đặt ra một bài gọi là Giải-trào 解 嘲 để nói rõ cái ý tại làm sao mà ông làm sách Thái-huyền. Bài ấy đại-lược nói rằng:

Có người cười Dương-tử học giỏi tài cao, cặm-cụi làm bộ Thái-huyền, nhiều đến năm nghìn câu, hơn mười vạn tiếng, sâu tới suối vàng, cao ra ngoài trời xanh, to lớn bao hàm