Trang:Nho giao 3.pdf/72

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

72
NHO-GIÁO


bèn bỏ sách xuống mà than rằng: Dương-tử thật là bậc đại nho vậy thay! Sau Khổng-tử mà biết được đạo của thánh-nhân, không phải Dương-tử lài ai? Mạnh-tử và Tuân-tử còn không đủ sánh, huống chi người khác. Xem sách Thái-huyền, chiêu-hiểu thì hết việc người, u-ẩn thì hết việc thần, lớn thì bọc cả vũ-trụ, nhỏ thì vào đến cái lông cái tóc, hợp đạo thiên địa nhân làm một, tóm thửa gốc rễ, bảo cho người biết chỗ bởi đâu mà ra, thai dục muôn vật, gồm làm mẹ tất cả, như đất ta đi mãi mà không cùng, như bể ta múc mãi mà không hết. Đạo thiên-hạ dẫu có đạo nào hay nữa, cũng không đem ra mà thay đạo này được. Xét về lúc trước hỗn nguyên, đạo huyền đã sinh rồi, xét về đời này, đạo huyền không phải là không thi-hành được, cho đến cái cực tế-mạt của trời đất, đạo huyền cũng không thể mất, so đến tình của muôn vật, thì đạo huyền cũng không sót, dò đến trạng của quỉ-thần, thì đạo huyền cũng không trái, kháp với lời nói ở lục Kinh, thì đạo huyền cũng không sai. Giả sử thánh-nhân sống lại, đọc đến sách Huyền chắc vui mà cười, cho là hiểu được lòng mình vậy. Thế mới biết sách Huyền cốt để tán thêm nghĩa kinh Dịch, chứ không phải là làm để tranh với kinh