Trang:Nho giao 3.pdf/74

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

74
NHO-GIÁO


của Dương-tử phần nhiều thuộc về lối huấn-hỗ ý-nghĩa đã sâu-xa, mà sách Thái-huyền lại là thứ văn sâu-xa khó hiểu hơn nữa. Cho nên ta ngờ rằng những lời giải-thích của tiên nho, chưa chắc đã hợp hết bản chí của Dương-tử. Đời tất có người thông hiểu được văn Dương-tử. Vậy thì ta cứ học sách ấy cho đến già đời ».

Xem bài tựa của Tư-mã Quang thì đủ rõ sách Thái-huyền không phải là sách xem qua mà hiểu được. Vì sách ấy bàn về cái lý cao-viễn, mà phần nhiều những học-giả trong Nho-giáo chỉ chú-trọng phần thiển-cận mà thôi, cho nên mới bỏ sách ấy mà chỉ trọng sách Pháp-ngôn.

Pháp-ngôn. — Sách Pháp-ngôn chia ra làm 13 thiên, dùng cách vấn-đáp theo sách Luận-ngữ mà bàn việc đạo-lý thiết-thực. Đối với cái thuyết tính thiện, tính ác, thì Dương Hùng nói rằng: « Thiên giáng sinh dân, không đồng chuyên mông, tứ hồ tình tính, thông minh bất khai, huấn chư lý, soạn học hạnh 天 降 生 民,倥 侗,顓 蒙,恣 乎 情 性,聰 明 不 開,訓 諸 理,譔 學 行: Trời sinh ra người mờ-mịt ngu dại, tự theo tình-tính mà làm, trí thông minh không mở, phải dạy các lẽ, đặt ra học-hạnh » (Pháp-ngôn-tự). Ý nói người ta lúc mới sinh ra mờ-mịt không biết