Trang:Nho giao 3.pdf/77

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

77
NHO-GIÁO


thường » (Học-hạnh, I). Ông cho sự học cốt ở việc làm, có làm được, thì rồi mới nói cho người ta nghe được; có nói cho người ta nghe được, thì rồi mới dạy được người ta. Vậy học mà không làm những điều mình học là dở hơn cả.

Cái chủ-đích sự học của Nho-giáo là để sửa mình. « Tu thân dĩ vi cung, kiểu tứ dĩ vi thỉ, lập nghĩa dĩ vi đích. Điện nhi hậu phát, phát tất trúng hỹ 修 身 以 爲 弓,矯 思 以 爲 矢,立 義 以 爲 的.奠 而 後 發,發 必 中 矣: Sửa mình làm cái cung, uốn cái tứ làm cái tên, lấy sự lập nghĩa làm cái đích. Ngắm cho ngay rồi mới bắn ra, bắn ra tất là phải trúng » (Tu-thân, II). Vậy sự sửa mình của người ta trước hết phải lấy việc làm điều nghĩa làm đích. Nhưng làm điều nghĩa mà không có người chỉ bảo cho, thì biết thế nào là nghĩa. Bởi thế cho nên kẻ học-giả phải cần có thầy. « Vụ học bất như vụ cầu sư. Sư giả nhân chi mô-phạm giã 務 學 不 如 務 求 師.師 者 人 之 模 範 也: Cần học không bằng cần tìm thầy. Thầy là cái khuôn phép của người ta » (Học-hạnh, I). Có thầy rồi theo cái khuôn phép của thầy mà sửa đổi cái tính tình của mình cho thành người ngay chính. Ấy là việc cốt yếu trong sự học vậy.

Đại phàm sách Pháp-ngôn bàn sự tu-dưỡng, sự học tập cùng việc đạo-đức và việc