Trang:Nho giao 3.pdf/8

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

8
NHO-GIÁO


học chỉ cốt tìm cho rõ nghĩa từng chữ từng câu trong các Kinh Truyện, tức là cái học chương cú, ít có cái tư-tưởng siêu việt. Tựu trung có những người như Đổng Trọng-Thư, Dương Hùng và Vương Sung, không chịu ở trong cái phạm-vi huấn-hỗ, đem cái sở đắc của mình mà đề-xướng lên, nhưng cái ảnh-hưởng không biến được cái tư-trào của tục học. Cho nên bước sang đời Tùy, đời Đường, sự học không thay đổi là mấy, mà các học-giả cũng không phát huy ra được cái học-thuyết nào khác, hỉ chăm chăm theo những lời chú-thích của Hán-nho, tức là cái học chú-sớ vậy. Bởi thế, thời bấy giờ về đường văn-chương thì rất thịnh, mà về đường tư-tưởng thì rất kém. Tuy có những danh-nho như Vương Thông và Hàn Dụ, song cũng không nâng cao được cái trình-độ của Nho-giáo.

Vật cùng tắc biến, cái học huấn-hỗ và chú-sớ của Nho-giáo truyền đến đời Tống, bị cái ảnh-hưởng Lão-học và Phật-học mới biến ra cái học nghĩa lý. Thủa ấy nhờ có những danh-nho như Chu Liêm-khê, Thiệu Khang-tiết, Trương Hoành-cừ và hai anh em họ Trình, cho nên phái Lý-học mới thành-lập và cái học của Nho-giáo mới cao lên. Sau lại có bọn Chu Hối-am và Lục Tượng-sơn, mỗi người đứng về một phương-diện, chia phái