Trang:Nho giao 3.pdf/9

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

9
NHO-GIÁO


Lý-học ra làm hai, là: phái đạo-học và phái tâm-học. Phái đạo-học thì vụ lấy tìm cái lý ở các sự vật, cho nên cái tôn-chỉ là phải cùng lý; phái tâm-học thì vụ lấy tìm cái lý ở trong tâm, cho nên cái tôn-chỉ là phải duy-tinh duy-nhất ở bản tâm.

Cái học bàn về tâm và tính đã do Mạnh-tử phát-huy ra từ đời Chiến-quốc nhưng mãi đến Lục Tượng sơn đời Tống mới lập thành ra một học-thuyết, rồi đến đời Minh có Vương Dương-minh mới thật thịnh-hành. Song về sau vì học-giả trong phái ấy có nhiều người thiên về Thiền-học bên Phật, làm sai mất cái tôn-chỉ của Nho-giáo, cho nên qua sang đời Thanh chư nho có nhiều người lại quay về theo lối Hán-học.

Trong đời Thanh, Nho-giáo chia ra phái Hán-học, Phái Tống-học, rồi đến đời Thanh-mạt, vì có ảnh-hưởng Tây-học lại thành ra phái Tân-học.

Đại để, Nho-giáo biến-thiên hoặc theo Kinh-học, hoặc theo Lý-học, tùy mỗi thời-đại có một cái đặc-sắc và có cái tư-tưởng cao thấp, thâm thiển khác nhau, nhưng bao giờ cũng có cái kết-quả rất hay về đường giáo-hóa, là gây thành cái nhân-cách rất tôn-quí. Đó là chỗ độc-giả sách Nho-giáo nên chú-ý mà thể-nhận cho rõ.