Trang:Nho giao 3.pdf/93

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

93
NHO-GIÁO


Vương Sung học theo lối pháp-hậu-vương của Tuân-tử, cho người đời nay hơn người đời xưa. Ông nói rằng: « Kim thế chi sĩ giả, tôn cổ ti kim giã 今 世 之 士 者,尊 古 卑 今 也: Kẻ sĩ đời nay tôn đời xưa khinh đời nay... Giá đời nay có người giảng đạo thâm hơn họ Khổng, họ Mặc, cái danh cũng không được ngang với họ Khổng, ho Mặc; làm việc giỏi hơn họ Tăng, họ Nhan, cái tiếng cũng không bằng họ Tăng, họ Nhan. Tại sao? Tại cái tính của thế-tục, rẻ cái mình trông thấy, quí cái mình nghe thấy... Cứ sự thực thì người đời xưa và người đời nay cũng thế, bao giờ cũng có người hay người dở. Nhưng vì người làm sách chép truyện thường hay làm cho cao đời xưa và thấp đời nay vậy. Xem như Dương Hùng làm sách Thái-huyền và sách Pháp-ngôn, Trương Bá-Tùng không thèm để mắt trông đến. Giá Dương Hùng sinh ra trước Trương Bá-Tùng thì có lẽ Trương Bá-Tùng đã cho sách của Dương Hùng là cái hòm chứa vàng vậy » (Tề-thế, XVIII).

Cái tính tôn cổ ti kim ấy làm cho người đọc sách chỉ nhắm mắt tin sách, chứ không biết « Kinh hữu bao tăng chi văn, thế hữu không gia chi ngôn 經 有 褒 增 之 文,世 有 空 加 之 言: Kinh có cái văn khen tăng lên, đời có những lời nói bày đặt thêm ra » (Tề-