Trang:Nho giao 3.pdf/99

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

99
NHO-GIÁO


đạt mà rẻ sự thủ-tiết. Về sau mối-dường không có, sự phóng-đản đầy triều, khiến cho thiên-hạ mất cả thanh-nghị ». Ấy là cái sĩ phong đời Tam-Quốc là thế, và Nho-giáo đến đó lại phải một lúc mờ tối vậy.

Kế đến đời Lục-Triều là Lưỡng-Tấn và Tống, Tề, Lương, Trần, thì không những là Lão-học hưng-thịnh lên, mà Phật-học truyền sang nước Tàu từ đầu đời Đông-Hán, đến bấy giờ cũng có thế-lực rất mạnh. Phàm những kẻ sĩ muốn tìm cái tư-tưởng sâu xa, thì phi theo Lão-học tất theo Phật-học. Nho-giáo tuy vẫn là cái học phổ-thông trong nước, song ngoài những sự nhật dụng thường hành ra, Nho-giáo thủa ấy chỉ chú-trọng về mặt từ phú, vụ lấy sự văn-hoa, chứ không ai lưu-tâm đến cái nghĩa lý siêu-việt nữa. Thành thử cái trình-độ Nho-giáo chịu phần kém hơn cả.

Cái nền Nho-giáo xây đắp lên từ đời vua Hán Vũ-đế sở dĩ không đổ nát được, là nhờ chỗ dân-gian tiêm-nhiễm cái phong-hóa đã lâu, và lại có cái tính-cách thiết-thực, vừa tầm cho đại đa số của nhân chúng, cho nên bọn thượng-lưu trong xã-hội có biến-thiên thế nào mặc lòng, cái thế-lực của Nho-giáo vẫn vững bền. Bởi vậy vua chúa đời nào cũng phải lấy Nho-giáo làm cơ-sở cho sự chính-trị và phải tưởng-lệ sự học. Đó là chỗ