Trang:Nho giao Phu luc.pdf/10

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

12
NHO-GIÁO


Còn những danh-từ triết-học thì tôi vẫn biết rằng Đông Tây dùng khác nhau, mà đến ngay như ở bên Tây mỗi một nhà triết-học, dùng một danh-từ riêng, Cùng một tiếng mà có khi mỗi nhà dùng ra một nghĩa khác, thậm chí khi muốn xem một cái học-thuyết như của Khổng-đức (Comte) hay là của Khang-đức (Kant) độc-giả phải học những danh-từ riêng của những nhà ấy, rồi mới xem được. Tôi dùng chữ trực-giác để cắt nghĩa chữ lương-tri của Mạnh-tử, là có ý để cho những người tây-học dễ hiểu. Vì chữ trực-giác và chữ lương-tri có cái nghĩa tương-tự nhau. Mạnh-tử nói lương-tri mà Khổng-tử không nói lương-tri. Thế mà cái học của Mạnh-tử vẫn hợp với cái học của Khổng-tử. Khổng-tử là một bậc thánh-nhân muốn « bất ngôn nhi giáo » cho nên tuy lời nói ít mà ý tứ nhiều. Ngài không nói lương-tri nhưng cái học của Ngài chủ ở chữ nhân. Mà chữ nhân thì tôi đã giải-thích ở thiên hình-nhi-thượng học tức là cái lương-tri ở trong đó rồi. Bởi vì đời sau bỏ mất cái nghĩa sâu xa chữ nhân của họ Khổng cho nên cái tinh-thần Khổng-giáo mới sai đi.

Chữ trực-giác là một chữ mới của người Nhật và người Tầu dịch chữ intuition của Tây ra để chỉ cái năng-lực biết rất lanh rất rõ, hoặc về những sự-vật, hoặc về những điều quan-hệ đến trí-tuệ, hoặc về những điều quan-hệ đến