Trang:Nho giao Phu luc.pdf/14

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

16
NHO-GIÁO


khả hỹ.» Có chỗ Ngài nói: « Vô thích giã, vô mịch giã, nghĩa chi dữ tỉ.» Vậy chẳng phải Ngài dạy người ta theo đạo trung-dung là gì?

Cái đạo ấy thì khó thật, bậc thánh-nhân cũng không theo hết được, nhưng mà người thường cũng có thể biết được và có thể làm được. Bởi vì bậc thánh-nhân có cái trung-dung của thánh-nhân, bậc người thường có cái trung-dung của người thường. Trung-dung là cái vừa phải, không thái-quá không bất-cập. Muốn biết thế nào là trung-dung thì phải thành-thực, đừng để tư-tâm tư-dục làm mờ tối mất cái sáng-suốt của mình. Khổng-tử lại lấy Nhan Hồi làm gương cho người ta. Ngài nói rằng: « Ngươi Hồi làm người là cứ chọn điều trung-dung, được một điều thiện thì cứ chăm giữ trong bụng mà không để mất đi vậy. » Như thế mà Phan quân bẻ tôi rằng bảo người ta theo đạo trung-dung là trái với đạo họ Khổng, thì sao cho phải. Kinh Truyện còn sờ sờ ra đó mà bảo rằng tôi tự-tiện đặt ra những lời không có trong đạo Khổng. Nếu tôi có lầm thật, thì cũng lầm theo các tiên-nho từ Tăng-tử, Tử-tư và Mạnh-tử trở xuống. Có lẽ vì Phan quân thấy có nhiều người mượn tiếng trung-dung mà thật là người hương-nguyện, cho nên tiên-sinh bảo đừng theo trung-dung nữa. Song có phải là một đạo Khổng có bọn hương-nguyện còn các tôn-giáo