Trang:Nho giao Phu luc.pdf/18

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

20
NHO-GIÁO


ứng với người ta được, là vì người cùng đồng một lý và một khí với trời và quỉ-thần. Cái học của họ Khổng giống cái học thiên địa vạn vật nhất thể tức là cái học (panthéiste) bên Tây.

Họ Khổng và họ Mặc đã có cái tư-tưởng không hợp nhau, tất là công kích nhau, cho nên Mặc-tử mới nói: «Nho dĩ thiên vi bất minh, dĩ quỉ vi bất thần» Chữ bất minhbất thần không phải là nói không có. Mặc thì nói rằng trời và quỉ-thần chủ-trương việc người. Nho thì nói trời và quỉ-thần không chủ trương việc người. Hai bên khác nhau là thế. Vậy mà Phan quân lấy câu ấy làm cái bằng chứng chắc chắn rằng đạo Khổng là đạo vô thần, thế chẳng hóa ra lầm lắm hay sao.

Tôi sở dĩ dẫn mấy câu: «Tam hậu tại thiên và «Văn vương trắc giáng tại đế tả hữu» ở trong kinh Thi ra làm bằng chứng cái đạo hữu thần của họ Khổng, là tuy đã hay rằng những câu ấy là lời của con cháu Văn-Vương nói ra, song con cháu Văn-Vương đã tin như thế, tất là người đời bấy giờ cũng tin như thế, mà Khổng-tử lúc san kinh Thi còn để lại tất là cũng tin như thế. Vả ta hãy xét các dân-tộc đời cổ, không có dân-tộc nào là không tin có quỉ-thần. Về sau sự học vấn thịnh-hành lên, mới có thuyết vô thần. Tuy nhiên cũng không có mấy người theo, vì nó trái với