Trang:Nho giao Phu luc.pdf/20

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

22
NHO-GIÁO


phải tùy thời mà biến đổi, miễn là đừng thiên-lệch về một mặt nào thái-quá là được.

Phan quân nói rằng Khổng-giáo có nhiều điều trở ngại cho khoa-học. Những điều ấy tôi không hiểu rõ là điều gì, mà dẫu có nữa chẳng qua là Khổng-tử nói những điều thích-hợp với cái trình-độ của người đời Xuân-thu. Về sau mình không biết phân-biệt trái phải, cứ nhắm mắt theo liều, chứ có phải là tại thánh-hiền đâu. Đạo Khổng sở dĩ có điều hay là có cái nghĩa tùy-thời, không chấp nhất cái gì cả. Việc gì mà hợp thời và thuận lý là được, cốt lúc nào cũng phải giữ cái lẽ điều-hòa mà thôi. Nay ta ở vào thời-đại có khoa-học và cần phải có khoa-học, thì ta theo khoa-học, nhưng theo khoa-học mà không bỏ mất cái tâm-học, thì tâm với trí có thể điều-hòa được với nhau, có việc gì là việc trở ngại. Tôi e rằng Phan quân quá tin khoa-học, cho nên tưởng rằng cái gì không phải là khoa-học thì cho là dở, chứ biết đâu là khi ta quá thiên về khoa-học lại không có điều hại? Kể như ngày nay thiên-hạ đang hâm-mộ khoa-học lắm thật, thế mà ở bên Tây có nhiều nhà thức-giả chán-nản về khoa-học, muốn tìm ra một lối thích-hợp với nhân-đạo hơn lối sinh-hoạt hiện thời.

Ta nay thấy người cường-thịnh, thì ai ai cũng háo-hức theo người, biết đâu rằng cái cường-thịnh ấy, lại không có cái nguy-cơ đã nằm sẵn đó rồi. Bởi vậy những người thức-