Trang:Nho giao Phu luc.pdf/22

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

24
NHO-GIÁO


nào bàn đến cái học họ Vương ta sẽ nói chuyện.

Còn cái lối dùng trực-giác là chính cái thần-bí của những nhà khoa-học. Nhờ có cái trực-giác cho nên các nhà khoa-học mới tìm ra những cái rất huyền-bí và sáng-tạo ra được nhiều cái rất tinh-xảo. Song khi dùng trực-giác ta phải dùng cái lý-trí chính đáng mà kiểm duyệt lại. Đó là nói qua để Phan quân nghe mà thôi, chứ nói cho hết lẽ, thì dài quá. Thì giờ ít xin Phan quân miễn cho.

6•) — Sau cùng. Phan tiên-sinh cho tôi cắt nghĩa chữ quân là miễn-cưỡng và tiên-sinh nói rằng hai chữ trung-quân không hợp thời. Điều đó, khi tôi viết, tôi cũng đã biết có người không nghe ra. Ý tôi nói chữ quân tức là nói chữ chủ. Khi xưa các dân-tộc mới nhóm lên, ai có thế-lực giữ được một chỗ nào thì làm chủ chỗ ấy, người giữ cái ngôi ông chủ ấy thì gọi là quân. Vậy chữ quân với chữ chủ là một nghĩa. Nhưng quân thì nói về đường chính-trị, mà chủ thì dùng về việc gì cũng được.

Đã có xã-hội là phải có quân cho nên Tuân-tử nói rằng: «Quân giả quần giã» có quần mà không có quân thì thành ra loạn. Cái quyền của ngôi quân, hoặc do thế lực của một nhà chiếm lấy, hoặc do nhân-chúng công-nhận mà trao cho. Bởi chưng nhân-chúng khi xưa không mấy khi biết lợi-dụng cái quyền của