Trang:Nho giao Phu luc.pdf/32

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

34
NHO-GIÁO


trạng mỗi lúc một khác, thời xưa nó hiện ra thế ấy, thời nay nó biến ra thế này, rồi sau đây nó lại biến ra thế khác nữa, ta chưa biết. Ta tìm là chỉ tìm được cái chân-lý tỉ-hiệu mà thôi, còn cái chân-lý tuyệt-đối thì ta càng tìm lại càng không thấy đâu cả. Tuy nhiên hình như nó vẫn có, cho nên ai đã hoài-bão một cái chủ-nghĩa nào, thì không bao giờ là không tự tín rằng ta đã nắm được nó rồi, ngờ đâu đến khi xét kỹ lại, thì nó vẫn ở đâu, chứ không ở trong tay mình. Bởi thế tôi tưởng nên theo cái học của họ Khổng, cứ lấy cái tâm khuếch-nhiên thái-công mà suy xét mọi việc, lấy lòng trung-chính mà đối phó với các sự vật, họa may có tới gần đến cái chân-lý ấy chăng. Ta thấy thế nào ta tả nó ra thế, người khác thấy thế nào cũng tả ra thế. Hai bên tuy có khi khác nhau nhưng đổ chung lại, vẫn là mỗi bên có một phần chân-lý.

Nhân tiện đây xin nói để Phan tiên-sinh hay rằng tôi xem sách tây thấy trong quyển «Le puits de Saint Claire» của Anatole France chương XIII và XIV, bàn về chân-lý có nhiều ý nghĩa rất hay và văn-tự lại rõ-ràng, có nhiều ý vị lắm. Giá tiên-sinh có rỗi, nên lấy mà xem, chắc cũng có lợi.

Đó là mấy lời tôi bàn phiếm với Phan tiên-sinh, nhân gặp nhau ở tờ báo, thì nói chuyện mà thôi, chứ không phải câu chuyện mà tiên-