Trang:Nho giao Phu luc.pdf/38

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

40
NHO-GIÁO


thế nào được ông Thái-thượng-hoàng. » Nói như thế, thì còn bàn lý làm sao được nữa. Việc ông Thái-thượng-hoàng có tội mà cứ bắt, là thuộc về phần lý; việc người có tội là ông Thái-thượng-hoàng, không bắt được. là thuộc về phần thế. Phép là phép công của thiên-hạ, người phạm phép là phải trị tội, dẫu là ông Thái-thượng-hoàng cũng mặc, có vậy mới là công. Còn trị tội được hay không là cái thế, nó làm ngăn-trở, đó là một lẽ khác. Bởi cái thế mà làm cho cái lý không thực-hành được, là việc trái đạo. Vì trái đạo cho nên mới có chuyên-chế, có hà-khắc. Như vậy mà Phan tiên-sinh lại nói là: « tình không thuận, lý không trôi », là nghĩa gì?

Mạnh-tử nói: « Vua Thuấn phải xem bỏ thiên-hạ như bỏ chiếc giép hư», có phải là Mạnh-tử bảo vua Thuấn khinh thiên-hạ như chiếc giép hư đâu. Chỗ này Phan tiên-sinh xem cũng không rõ nghĩa. Ý Mạnh-tử nói quyền cai-trị thiên-hạ là quí thật, nhưng đến khi phải làm việc nghĩa, thì bỏ cái quyền chí-tôn ấy như bỏ cái của đáng vứt đi vậy. Đối với việc nước, thì dẫu mình làm thiên-tử mặc lòng, cha phạm tội, mình không có lý cấm người làm quan giữ phép mà bắt cha. Nhưng đối với tình làm con, thì cha có tội là con phải cứu cha, dẫu quyền thế to