Trang:Nho giao Phu luc.pdf/44

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

46
NHO-GIÁO


tử, thành ra bảo nhau mà làm điều giả-giối sao có thể trị được quốc-gia.» Nếu ta không xét kỹ cái nghĩa giả-thiết ở trên kia, thì thành hiểu lầm ngay.

Cái nghĩa chương ấy là thế, mà các học-giả xưa nay đều hiểu như thế cả. Nay Phan tiên-sinh không để ý vào nghĩa-lý, chỉ nhất-thiết lấy văn-từ mà bỏ mất cái tinh-thần, thì còn hiểu làm sao được đạo của thánh hiền nữa. Cái học của Nho-giáo cốt ở cái tinh-thần, kẻ học-giả xét điều gì phải hiểu cho rõ hết các ý-nghĩa. Các ý-nghĩa mà hợp lý thì dẫu văn-từ có không rõ, cũng «bất dĩ từ hại ý» Đó là cũng do cái văn-từ của Tầu khó viết cho đúng hết ý mà thành ra. Bởi vậy Mạnh-tử đã nói «Tận tín thư bất như vô thư» chính là Ngài bảo mình đừng nệ về văn-từ ở trong sách. Một đôi khi ta xem sách, thấy có chữ tối nghĩa, hoặc sai lầm, ta cũng đừng lấy làm nệ mà bỏ mất nghĩa lý. Mạnh-tử đã dặn ta rằng «Bất dĩ văn hại từ, bất dĩ từ hại chí. Dĩ ý nghinh chí, thị vi đắc chi» là cốt để răn ta đừng nệ về văn, về từ, mà làm mất cái ý nghĩa trong những điều rất hay về đạo-lý.

Khi tôi bàn cái thống-hệ của Nho-giáo, tôi nói ở trang 15 sách Nho-giáo rằng: «Muốn tìm cái thống-hệ của Nho-giáo, thì phải dùng trực-giác mà xem, phải lấy ý mà hội, thì