Trang:Nho giao Phu luc.pdf/49

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

51
PHỤ-LỤC


chịu. Trước khi nói tại làm sao mà tôi bảo lương-tritrực-giác, tôi hãy xin nói cái ý của Phan tiên-sinh là thế nào. Cứ như Phan tiên-sinh thì lương-tri là cái biết rất rộng, bao hàm cả nhân nghĩa lễ trí tín, cùng trực-giác và lý-trí. Vậy trực-giác chỉ là một phần nội-dung của lương-tri, chứ không phải là lương-tri. Lương-tritrực-giác đều là cái biết, nhưng cái biết của lương-tri rộng hơn, mà cái biết của trực-giác là « cách nhận thức mọi sự của nhà triết-học mà thôi. » Trong chữ lương-tri và chữ trực-giác phải lấy hai chữ làm cốt, là chữ lương và chữ trực: lươnglành, trựcthẳng. Lương-tri bởi Mạnh-tử xướng lên, mà Mạnh-tử lại chủ-trương cái thuyết tính thiện, thì lương-tri là chỉ nói biết cái thiện mà thôi, cho nên Mạnh-tử nói cái biết ấy như đứa con nít mới đẻ ra, biết yêu cha mẹ mình v. v. Như vậy cái tri của Mạnh-tử chỉ lương mà thôi, chứ không có bất lương, hợp với cái tánh của Mạnh-tử hiểu chỉ là thiện mà thôi, không có ác. Còn trực-giác là bởi chữ intuition dịch ra, trực (direct) đối với bất-trực (indirect) chớ không hề có ý lương hay là thiện ác ở trong. Trực-giác là sự biết thẳng đối với sự không thẳng, cho nên nói trực-giác chỉ là cách nhận-thức mọi sự của nhà triết-học Tôi tưởng cái ý của Phan tiên-sinh nhận chữ lương-tri