Trang:Nho giao Phu luc.pdf/54

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

56
NHO-GIÁO


để bác cái thuyết của tôi. Quả thật không lúc nào tôi nghĩ đến sự cho trung-dung là dễ, bởi vì tôi đã xem kỹ sách Trung-dung tôi lại không biết là Khổng-tử nói đạo ấy là khó hay sao? Tôi chỉ nói rằng đạo ấy rất hay, ai dùng, hay dùng vào thời nào cũng hợp lý, chứ không phải là dở hay là trái thời.

Chỗ ấy đã rõ rồi, thì nay nên xét xem tại sao Khổng-tử đã cho trung-dung là khó mà lại còn đem dạy người ta. Cứ như ý tôi hiểu, thì thủy chung Khổng-tử vẫn lấy trung-dung mà hành-đạo, vì trung-dung là vừa phải, không thái quá và không bất cập tức là đúng với chân-lý, nó theo lẽ điều-hòa mà lưu hành. Đã là vừa phải, thì ai ở vào địa-vị nào cũng phải lấy cái vừa phải vừa hay, người thường ta lúc nào cũng tìm cái vừa phải. Trong những việc nhật dụng thường hành của ta, bao giờ ta cũng muốn được cái vừa phải, chứ không cho sự thái-quá và bất-cập là phải, cho nên Ngài theo cái chủ-nghĩa nhân-sinh triết-lý mà dạy người ta theo trung-dung, tức là theo cái vừa phải.

Theo cái vừa phải thì ai cũng theo được, bởi vì mỗi người có một cái địa-vị, mỗi một địa-vị có một cái vừa phải, nếu điều gì ta cũng theo cái lý tự-nhiên, đừng để cái