Trang:Nho giao Phu luc.pdf/60

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

62
NHO-GIÁO


thống-kê về những tổng-niệm (notions générales) của tất cả các sự vật, cốt để định rõ cái nghĩa của nhân-sinh ở đời và cái địa-vị của người ta ở trong tạo-hóa. Xét kỹ cái triết-học của Khổng-giáo rồi đem so với triết-học bên Tây, thì ta thấy nó cũng có đủ bốn phần trọng-yếu như triết-học của Tây. Bốn phần ấy là: tâm-lý-học, luận-lý-học, siêu-vật-học, và luân-lý-học. Trong bốn phần ấy có hai phần rõ hơn là siêu-vật-học (tức là phần hình nhi thượng học) và luân-lý-học. Còn hai phần kia là tâm-lý-học và luận-lý-học, thì không được rõ lắm, là vì cái phương-pháp không giống như phương-pháp của Tây, cho nên khi mới xem qua, ta thường không trông thấy. Như tâm-lý-học thì vẫn là một phần trọng-yếu trong cái học của Khổng-tử, nhưng không lập ra thành thuyết rõ-ràng. Về sau Mạnh-tử và Tuân-tử mới giảng diễn rõ hơn. Về phần luận-lý-học thì chính Khổng-tử khởi đầu xướng lên cái học chính danh, nhưng cái thuyết của Ngài chỉ thật rõ ở mấy câu trong sách Luận-ngữ và ngấm-ngầm ở trong sách Xuân-thu mà thôi, rồi sau đến Tuân-tử mới lập thành ra cái thuyết, khả cho là có giá trị lắm,

Khổng-tử sở dĩ không dùng phép luận-lý như của Tây, là vì Ngài chủ lấy trực-giác