Trang:Nho giao Phu luc.pdf/61

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

63
PHỤ-LỤC


của tâm làm cái biết nhanh hơn và rõ hơn. Trong cái trực-giác ấy tuy gồm có cả lý-trí nữa, nhưng lý-trí không phải là phần chủ động, cho nên khi ta xem xét điều gì trong Khổng-giáo, nếu ta không đem cái tâm hư nhất mà trông rộng ra ngoài vòng lý-trí, thì thường không thấy rõ được. Cái phép luận-lý của Khổng-giáo vẫn hợp lý mà lại có phần sâu xa hơn, nhưng chỉ vì khó lắm, ít người theo được. Song nó cũng là một phương-pháp.

Ta sở dĩ không thể lấy một lý-trí mà xét cái chân-lý được là vì lý-trí nó không được chắc-chắn lắm. Hãy xem như đến đời nay, những nhà triết-học như ông Boutroux bên nước Pháp nói rằng: « Cái lý-trí của ta là cái để cho các giác-quan và cái tưởng-tượng của ta sai khiến những cái ấy là cái quyền-lực lưu-đãng và giả-trá; mà lý-trí thì uốn ra mặt nào cũng được. Cả là quân-thượng, cả là nô-lệ, ấy là cái lý-trí của ta vậy ». (Notre raison est un jouet de nos sens et de notre imagination, puissances déréglées et trompeuses et elle est déployable à tout sens. Souveraine et esclave, telle est notre raison). Chính nhà đại triết-học nước Pháp là Pascal cũng nói phải lấy tâm mới biết được rõ các nguyên-lý, là bởi « cái tâm có những lẽ của nó, mà lý-trí không